Quy hoạch, tiến độ, vị trí dự án cầu Mễ Sở 2021! Khi nào triển khai ?

Đăng ngày 02/07/2020

Cầu Mễ Sở dự kiến có tổng chiều dài vào khoảng 13,8km, chiều rộng cầu là 17m. Điểm đầu của cầu là nút giao giữa đường quốc lộ 1A và vành đai 4 nằm trên địa bàn huyện Thường Tín, Hà Nội. Điểm cuối của cầu là nút giao giữa đường vành đai 4 và cao tốc Hà Nội – Hải Phòng nằm trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên.

Đông Bắc Hà Nội team sẽ chia sẻ thêm các thông tin về dự án cầu Mễ Sở để độc giả có cái nhìn rõ ràng hơn về dự án này!

Theo các phương án mà công ty CP đầu tư phát triển hạ tầng Nguyên Minh và công ty CP đầu tư xây dựng giao thông Phương Thành đưa ra thì tổng chi phí xây dựng dự án cầu Mễ Sở vào khoảng 4.880 tỷ đồng, thời gian để thu lại vốn vào khoảng 23 năm.

Cầu Mễ Sở sẽ nối huyện Thường Tín, Hà Nội với huyện Văn Giang, Hưng Yên.

Cầu Mễ Sở sẽ nối huyện Thường Tín, Hà Nội với huyện Văn Giang, Hưng Yên.

Mới đây, thủ tướng chính phủ đã chính thức có văn bản đồng ý chủ trương xây dựng cầu Mễ Sở vượt qua sông Hồng và đường dẫn theo hình thức BOT của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Theo văn bản, thủ tướng cho phép ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có toàn bộ thẩm quyền tại dự án cầu Mễ Sở và đường dẫn 2 bên cầu. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục phối hợp với ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên và bộ Giao Thông Vận Tải cùng các cơ quan, ban ngành liên quan đưa ra phương án triển khai dự án cầu Mễ Sở đúng với quy định và quy hoạch của khu vực.

Sau khi cầu Mễ Sở hình thành, người dân sẽ có thêm một lộ trình mới từ nội thành Hà Nội đi qua đường vành đai 4 đến cầu Mễ Sở qua sông Hồng đi đến địa bàn xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên cũng như chiều ngược lại.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỊ TRÍ, QUY HOẠCH, TIẾN ĐỘ CẦU MỄ SỞ HIỆN TẠI.

Theo quy hoạch, cầu Mễ Sở nằm trên trục đường vành đai 4 nối Thường Tín ( Hà Nội ) đến xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Lộ trình đường đi của cầu Mễ Sở.

Lộ trình đường đi của cầu Mễ Sở.

Cầu đi ngang qua trạm bơm Hồng Vân, Thường Tín, Hà Nội.

Cầu đi ngang qua trạm bơm Hồng Vân, Thường Tín, Hà Nội.

Cầu nằm giữa khu vực trạm bơm Hồng Vân và phà Mễ Sở tiếp nối lộ trình tuyến đường vành đai 4.

Cầu nằm giữa khu vực trạm bơm Hồng Vân và phà Mễ Sở tiếp nối lộ trình tuyến đường vành đai 4.

Cầu chạy song song kênh dẫn nước và giao cắt với đường Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Cầu chạy song song kênh dẫn nước và giao cắt với đường Pháp Vân – Cầu Giẽ.

Tuyến đường vành đai 4 nối chân cầu Mễ Sở đi cắt tuyến đường nối từ KCN Bắc Thường Tín đến tỉnh lộ 427.

Tuyến đường vành đai 4 nối chân cầu Mễ Sở đi cắt tuyến đường nối từ KCN Bắc Thường Tín đến tỉnh lộ 427.

Trên địa bàn Văn Giang, tuyến cầu, đường chạy gần với đường dây 500kv.

Trên địa bàn Văn Giang, tuyến cầu, đường chạy gần với đường dây 500kv.

Đường dẫn lên cầu Mễ Sở chạy qua các xã Mễ Sở, Thắng Lợi thuộc huyện Văn Giang.

Đường dẫn lên cầu Mễ Sở chạy qua các xã Mễ Sở, Thắng Lợi thuộc huyện Văn Giang.

Cầu Mễ Sở nằm gần bến phà Mễ Sở.

Cầu Mễ Sở nằm gần bến phà Mễ Sở.

Sau khi cầu xây xong, người dân đi lại giữa 2 bên sông sẽ không còn phải đi phà nữa.

Sau khi cầu xây xong, người dân đi lại giữa 2 bên sông sẽ không còn phải đi phà nữa.

Đường vành đai 4 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên sẽ cắt qua đường 378, 379 và cắt vào cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Đường vành đai 4 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên sẽ cắt qua đường 378, 379 và cắt vào cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

Đường vành đai 4 về phía Hà Nội sẽ giao cắt với đường Pháp Vân - Cầu Giẽ, quốc lộ 1A. Đoạn từ quốc lộ 1A đến cầu Mễ Sở dài khoảng 4km.

Đường vành đai 4 về phía Hà Nội sẽ giao cắt với đường Pháp Vân – Cầu Giẽ, quốc lộ 1A. Đoạn từ quốc lộ 1A đến cầu Mễ Sở dài khoảng 4km.

Nguồn tư liệu: Vietnambiz.vn

BAO GIỜ CẦU MỄ SỞ TRIỂN KHAI THI CÔNG ?

Phương án kiến trúc của cầu Mễ Sở đã được ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao cho Sở Quy Hoạch – Kiến Trúc phối hợp với Sở Tài Nguyên Môi Trường, viện Quy Hoạch, Xây Dựng Hà Nội lên phương án thiết kế, đề xuất thi tuyển, chọn lọc các ý tưởng hay về thiết kế cầu.

Các cơ quan liên quan của tỉnh Hưng Yên và Ủy Ban Nhân Dân huyện Thường Tín có nhiệm vụ lập chỉ giới đường đỏ, xác định mốc giới, hướng tuyến, ranh giới dự án.

Sở Kế Hoạch Đầu Tư sẽ chọn lọc kết quả thi tuyển phương án thiết kế để tìm kiếm, hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thiện các hồ sơ, báo cáo về việc thi công cầu, tính khả thi trong quý II năm 2020!

Vậy nên tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ thông tin chính thức nào về việc lựa chọn phương án kiến trúc cho cầu cũng như tuyển chọn nhà đầu tư, hình thức đối ứng khi xây cầu Mễ Sở. Thời gian dự án cầu Mễ Sở được triển khai thi công và thời điểm đi vào hoạt động vẫn là một câu hỏi!

CÁC DỰ ÁN HƯỞNG LỢI SAU KHI CẦU MỄ SỞ HOẠT ĐỘNG.

Có rất nhiều dự án bất động sản sẽ được hưởng lợi sau khi dự án cầu Mễ Sở triển khai thi công và đi vào hoạt động.

1. Khu đô thị Eco Park.

Khu đô thị Eco Park nằm trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên từ lâu đã nổi tiếng là khu đô thị xanh hàng đầu của Việt Nam với diện tích lên đến 500ha trong đó có 110ha là hồ nước, cây xanh với tổng vốn đầu tư lên đến 8,2 tỷ USD.

Khu đô thị sinh thái Eco Park.

Khu đô thị sinh thái Eco Park.

Eco Park được mệnh danh là thiên đường của cây xanh với hàng vạn cây xanh được trồng trong khu đô thị cùng rất nhiều hồ nước mang đến chất lượng sống tuyệt hảo mà ít nơi nào ở Hà Nội hiện nay có được.

Hiện nay, lộ trình di chuyển đến Eco Park từ Hà Nội chủ yếu qua đường cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì. Sau khi cầu Mễ Sở hình thành, người dân sẽ có thêm một tuyến đường di chuyển giữa Eco Park và nội thành Hà Nội.

2. Vinhomes Hưng Yên.

Nằm gần với khu đô thị Eco Park cũng là một đại đô thị siêu khủng thời gian tới đây sẽ được triển khai là dự án Vinhomes Hưng Yên của chủ đầu tư Vin Group.

Quy mô của dự án dự kiến vào khoảng 458ha, dự án nằm trên địa bàn 2 xã là Nghĩa Trụ và Long Hưng, huyện Văn Giang, Hưng Yên với tổng mức đầu tư khoảng 33.000 tỷ đồng, dân số vào khoảng 66.000 người.

Dự án Vinhomes Hưng Yên.

Dự án Vinhomes Hưng Yên.

Được biết ngoài Vinhomes Dream City Hưng Yên thì Vin Group cũng đang sở hữu một lô đất khủng nữa tại Hưng Yên, dự án này cũng sẽ hưởng lợi từ cầu Mễ Sở sau khi hình thành.

Ngoài các dự án khủng trên, một số dự án bất động sản có quy mô nhỏ hơn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên như Lavida Phố Nối, T&T Phố Nối, Như Quỳnh Center, New City Phố Nối.. cũng sẽ được gia tăng giá trị.

THÔNG TIN VỀ ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 4 TIẾP NỐI CẦU MỄ SỞ.

Đường vành đai 4 là trục đường vành đai kết nối giao thông Hà Nội ( các huyện như Đan Phượng, Hoài Đức, Thường Tín ) với các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Bắc Ninh..

Tổng chiều dài tuyến đường vành đai 4 dự kiến vào khoảng 136km, chiều rộng làn đường từ 90m đến 135m với 6 làn xe chạy đường gom ở 2 bên.

Lộ trình tuyến đường vành đai 4.

Lộ trình tuyến đường vành đai 4.

Lộ trình tuyến đường vành đai 4:

Đầu tuyến: Bắt đầu từ trục cao tốc Nội Bài – Lào Cai ( km 3 + 696 ) đi về phía Tây Nam, vượt qua sông Hồng ở vị trí cầu Hồng Hà.

Nút giao thông: Tuyến đường vành đai 4 giao cắt trực tiếp với đường Đại Lộ Thăng Long, đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ rồi vượt tiếp qua sông Hồng tại vị trí cầu Mễ Sở.

Tiếp theo: Đường chạy theo hướng Đông Nam cắt với đường quốc lộ 5, tiếp tục cắt ngang đường quốc lộ 38 và vượt qua sông Đuống.

Cuối tuyến: Kết nối với trục đường cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long khép kín vào đầu tuyến, kết thúc lộ trình.

Trong lộ trình của mình, đường vành đai 4 đã vượt qua 3 sông là sông Hồng, sông Đuống, sông Cầu. Đi qua 5 tỉnh thành là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang.

Tuyến đường vành đai 4 sẽ đi qua nhiều cầu mới, trong đó có cầu Mễ Sở.

Tuyến đường vành đai 4 sẽ đi qua nhiều cầu mới, trong đó có cầu Mễ Sở.

Nguồn vốn triển khai đường vành đai 4 vào khoảng 67.000 tỷ đồng, huy động từ ODA, ngân sách quốc gia, khai thác quỹ đất ở các địa phương có tuyến đường chạy qua.

Cho dù được nhà nước yêu cầu khẩn trương triển khai nhưng tới thời điểm hiện tại mới chỉ có Hà Nội hoàn thiện phương án đầu tư dự án theo từng phần qua hình thức BT, các đoạn đường qua các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên thì hầu như chưa làm gì.

Nguyên nhân được làm rõ chủ yếu ở việc nhiều địa phương chưa mặn mà, chủ động đến việc huy động vốn triển khai tuyến đường. Các địa phương đa phần đều tập trung vào đầu tư đường xá, hạ tầng cho khu vực chứ không mấy trú trọng đến kết nối giao thông vùng để đảm bảo tính đồng bộ. Một phần nữa là do tổng vốn đầu tư của dự án lớn nên khả năng huy động vốn của các địa phương vẫn tương đối khó khan. Điều kiện huy động vốn bằng hình thức BT ( đổi đất lấy hạ tầng ) phức tạp, khó khăn không phù hợp với khu vực ngoại vi Hà Nội.

Vậy nên để tuyến đường vành đai 4 đi vào hoạt động thì vẫn còn rất nhiều điều phải làm.

Xem thêm:

Hình ảnh thực tế, thiết kế, tiến độ dự án hầm/cầu Trần Hưng Đạo.
Hình ảnh thực tế, thiết kế, tiến độ dự án cầu Tứ Liên.
Hình ảnh thực tế, tiến độ dự án cầu Thượng Cát.

DMCA.com Protection Status